Bệnh đau dạ dày có triệu chứng như thế nào?
Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử, là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày trong cơ thể. Người bị đau dạ dày thường có một số các triệu chứng biểu hiện như sau:
- Người bị đau dạ dày có thể có triệu chứng bị đau bụng vùng phía trên rốn đến dưới các xương sườn, diễn ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi đau dạ dày còn xuất hiện vào ban đêm. Tình trạng đau còn trầm trọng hơn khi bụng đói và giảm sau khi ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit
- Có các triệu chứng nôn hoặc buồn nôn đặc biệt là vào buổi sáng sớm lúc đánh răng. Cũng cần phải lưu ý các triệu chứng buồn nôn đối với những phụ nữ đang mang thai
- Người bị bệnh đau dạ dày thường ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3 -4h.
- Người bị đau dạ dày thường cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Các nguyên nguyên nhân gây đau dạ dày
Cơ chế hình thành nên bệnh đau dạ dày đó là khi thức ăn được đưa xuống dạ dày thì dạ dày iết ra nhiều axit và men tiêu hoá để phân huỷ thức ăn đồng thời dạ dày cũng tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại. Nhưng nếu vì nguyên nhân nào làm mất cân bằng sẽ dẫn đến việc bị đau dạ dày.
Các nguyên nhân làm mất cân bằng axit và men trong dạ dày dẫn đến đau dạ dày đó là:
- Dạ dày bị hiễm Helicobacter Pylori. Có đến 80% người bị bệnh đau dạ dày là do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Có khoảng 25% người bị nhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị phát bệnh. Khi gặp những xúc tác có lợi như thuốc lá, khói thuốc, cafein, ...thì khuẩn Helicobacter Pylori phát triển và tăng khả năng phát độc dẫn đến đau dạ dày. Helicobacter Pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.
- Cơ thể thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Những người uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày.
- Người sử dụng cocain: Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
- Tình trạng stress liên tục và kéo dài: Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây đau dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
- Cơ thể bị rối loạn tự miễn: khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo), dạ dày sản sinh acid ít hơn.
- Người bị mắc bệnh Crohn: Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
- Những người phải xạ trị liệu và hóa trị liệu: Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tớiđau và loét dạ dày.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày
Những điều bạn nên biết trong phòng tránh chữa trị đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày không ngây nguy hiểm cấp tính đến tính mạng của con người nhưng về lâu dài nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, thậm chí làm viêm loét dạ dày, và là một trong các nguyên nhân dẫn đến bị ung thư dạ dày. Vì vậy mà bạn cần phải có cách phòng tránh hiệu quả như:
- Nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ, đúng cách (ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất), đảm bảo cho sức khỏe. Bữa tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng chỉ ăn vừa chớm no. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.
- Hạn chế thói quen dùng các sản phẩm có hại có sức khỏe như bia rượu, thuốc lá,...
- Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc
- Riêng đối với việc phòng ngừa vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.
Một số cách hạn chế đau dạ dày hiệu quả thông qua các hoạt động hàng ngày:
- Cân đối lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt đảm bảo khoa học
- Không tự ý uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau
- Nên giải tỏa tâm lý và loại bỏ stress bởi vì chúng có tác động xấu tới dạ dày
- Nên tập thể dục đều đặn
- Tốt nhất là khi có những biểu hiện của bệnh đau dạ dày thì bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được các bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 1 sản phẩm chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả đó là thuốc VỊ LINH TỐ đây là sản phẩm "Đột phá trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày,bao tử"
Để tìm hiểu kĩ hơn về thuốc Khang Vị Hoàng bạn hãy theo dõi tiếp bài viết TẠI http://suckhoevasacdep-24h.blogspot.com/p/vi-linh-to-ieu-tri-viem-loet-da-day.html
HOTLINE 01636.210.393