image

Nơi chia sẻ phương pháp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe chủ động.

Chuyên cung cấp các sản phẩm an toàn, uy tín, hiệu quả từ Hoa Kỳ

Details

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

HẬU QUẢ CỦA VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA VỚI PHỤ NỮ VÀ THAI NHI



Viêm nhiễm đường sinh dục là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, cả khi có thai và không có thai. Bệnh gây nên nhiều rối loạn trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ. Ngoài những ảnh hưởng trên nó còn gây ra nhiều hậu quả về sau đối với chị em phụ nữ như: vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư tử cung…Đối với phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, vỡ ối sớm, đẻ non, thai chết lưu, sau đẻ có thể gây nhiễm trùng hậu sản…Trẻ sơ sinh có thể bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển tinh thần.

Ở các nước đang phát triển, 20% phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế là do viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Ở Việt Nam phụ nữ bị viêm âm hộ, âm đạo chiếm khoảng 60%, phụ nữ có thai viêm âm đạo chiếm khoảng 40-70%.

- Hậu quả đối với phụ nữ

Lậu cầu hay Chlamydia trachomatis là những tác nhân thường gặp gây viêm phần phụ dẫn đến chửa ngoài tử cung hay vô sinh do tắc vòi trứng. Có khoảng 20% – 40% phụ nữ nhiễm Chlamydia và khoảng 10% – 40% nhiễm lậu cầu không được điều trị có biến chứng viêm phần phụ.
Có 20% vô sinh và 9% chửa ngoài tử cung gặp ở những phụ nữ bị viêm phần phụ. Khoảng 18% phụ nữ có triệu chứng đau vùng tiểu khung mãn tính, khoảng 70% phụ nữ bị nhiễm Chlamydia và khoảng 50% người nhiễm lậu cầu không có biểu hiện trên lâm sàng, bệnh nhân chỉ biết mình bị bệnh khi đi khám sàng lọc vì vậy, làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung và vô sinh.



- Hậu quả đối với thai nhi

Nấm Candida có thể gây vỡ ối sớm hay đẻ non và trẻ có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với dịch âm đạo của người mẹ khi sinh: Trẻ sẽ bị bệnh nấm ở miệng, họng, hầu và nhiễm khuẩn nhẹ ở ngoài da.
Viêm ruột do Candida albicans hay xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc đang sử dụng kháng sinh phổ rộng.
Viêm nhiễm do Trichomomas vaginalis có thể gây đẻ non, thai nhẹ cân và vỡ ối sớm.

Bacterial vaginalis có thể gây đẻ non (34- 37 tuần) ở nhóm thai phụ nhiễm khuẩn cao gấp hai lần so với nhóm thai phụ không nhiễm khuẩn.
Chlamydia trachomatis từ mẹ truyền sang con trong khi đẻ do trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ âm đạo của mẹ. Có đến 60 – 70% các bà mẹ nhiễm Chamydia. trachomatis không được điều trị có khả năng lây truyền bệnh sang thai nhi. Có khoảng 40% trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc thể vùi do nhiễm khuẩn khi qua đường sinh dục của người mẹ.

Lậu cầu và Chlamydia trachomatis là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên viêm kết mạc thể vùi ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu sau khi sinh, 10-20% trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm Chlamydia trachomatis bị viêm phổi trong khoảng 1 tháng tuổi. Tỷ lệ nhiễm lậu cầu ở nhóm trẻ đẻ non cao gấp 2,9 lần so với nhóm trẻ đẻ đủ tháng.

Liên cầu bêta tan huyết là một tác nhân được nhắc đến trong đẻ non và vỡ ối non. Tỷ lệ gây đẻ non và vỡ ối non cao gấp ba lần so với nhóm phụ nữ bình thường. Ngoài ra còn ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh như: Gây viêm da, viêm phổi, viêm não.v.v…
Xoắn khuẩn giang mai có thể gây sảy thai muộn, đẻ non và thai chết lưu. Giang mai bẩm sinh có thể tiềm tàng ở da, niêm mạc, hệ thần kinh của thai nhi, gây bệnh răng Hutchinson, mũi hình yên ngựa, viêm giác mạc hoặc điếc.

Các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết: phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt trong thời gian mang thai là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Vì vậy, chị em cần biết cách phòng tránh bệnh và làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng là việc làm quan trọng. Chị em nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh gây hậu quả lâu dài cho chị em.
Ngoài ra, để phòng chống viêm nhiễm phụ khoa chị em nên dùng sản phẩm chăm sóc vùng kín PLEASUR của Mỹ

Xem chi tiết về sp tại http://suckhoevasacdep-24h.blogspot.com/p/pleasur.html
Hotline 01636.210.393

0 nhận xét:

Đăng nhận xét